Ô nhiễm không khí đô thị
Các thành phố nơi có mật độ xây dựng nhà cao tầng và đường giao thông dày đặc, mật độ dân cư cao, mật độ phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng tấp nập, sản lượng tiêu thụ năng lượng lớn, và hạn chế về diện tích cây xanh, mặt nước ... thường là điểm nóng về ô nhiễm không khí.
Đô thị hóa còn tạo ra hiệu ứng đảo nhiệt đô thị khiến cho nhiệt độ bề mặt ban ngày tăng do hấp thụ nhiệt ở các kết cấu xây dựng và giao thông, và hiệu ứng đảo gió đô thị do tòa nhà cao tầng được phân bố dày đặc có thể chặn và làm suy yếu gió và do đó làm giảm khả năng làm mát vào ban đêm và làm giảm sự phát tán các chất ô nhiễm càng làm cho tình trạng ô nhiễm không khí trở nên trầm trọng hơn.
Hôm nay chúng ta hít thở thế nào?
Không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của toàn xã hội - nó làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm năng suất, và tăng chi phí chăm sóc sức khỏe.
Cuộc sống ở khu vực thành thị làm tăng số người mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn dị ứng, viêm phế quản tắc nghẽn mãn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Việc chữa trị những căn bệnh như vậy là đến những khu vực không bị ô nhiễm – tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được.
Giữ cho bầu không khí sạch là việc của mọi người
Ô nhiễm không khí tồn tại xung quanh chúng ta được cảm nhận ở nhiều quy mô khác nhau, từ nguồn phát thải lan ra khu vực rộng lớn xung quanh theo hướng gió, cho dù bạn sống ở các khu vực phát triển giàu hay các khu phố chật hẹp chúng ta đều hít thở chung một bầu không khí.
Đặt sức khỏe con người làm cốt lõi của các vấn đề môi trường sẽ có lợi cho tất cả mọi người, bất kể họ làm nghề gì hay sống ở thành phố nào.
Làm việc cùng nhau, chúng ta có thể đảm bảo rằng không khí sạch thực sự là việc của tất cả mọi người. Tìm hiểu nguyên nhân, tác động và giải pháp đối với ô nhiễm không khí cũng như cách bạn có thể góp phần ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí.