Dải độ ẩm thoải mái ở môi trường trong nhà
Trong khi nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra cảm giác về sự thoải mái về nhiệt, thì còn có nhiều yếu tố môi trường khác cũng không thể thiếu.
Độ ẩm tương đối là một trong những yếu tố góp phần tạo cảm giác khó chịu. Độ ẩm tương đối cao có thể giảm đi tác dụng làm mát bay hơi của mồ hôi và khiến cơ thể dễ bị nóng quá mức. Hơn nữa, độ ẩm tương đối cao trong thời tiết mùa đông khắc nghiệt sẽ tạo ra cảm giác lạnh hơn.
Chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái khi độ ẩm không gian (tương đối) trong khoảng 40-60% tùy thuộc vào mức độ hoạt động của người đó và trang phục họ đang mặc.
Dải độ ẩm ở môi trường xung quanh
Việt Nam nằm trong vùng thời tiết nhiệt đới gió mùa, Với vị trí tiếp giáp biển Đông, nhận được nguồn nhiệt và ẩm dồi dào kết hợp với các khối khí di chuyển qua biển mang lại lượng mưa lớn và độ ẩm ở Việt Nam luôn ở mức cao hàng năm.
Độ ẩm giữa các mùa trong năm dao động trong một dải rộng, dải độ ẩm tương đối cao được ghi nhận lên tới 90-100% khiến hơi nước trong không khí bị ngưng tụ và đọng lại trên bề mặt của đồ vật. Dải độ ẩm thấp được ghi nhận ở mức 20% thường thấy trong các dạng thời tiết hanh khô gây cảm giác khó chịu và nhiều vấn đề về sức khoẻ.
Các Sản phẩm kiểm soát độ ẩm
Với đặc trưng khí hậu ở Việt Nam, chúng ta cần phải cần phải có các giải pháp kiểm soát độ ẩm phù hợp.
Các giải pháp tối ưu hiện nay bao gồm các thiết kế kiến trúc, lựa chọn vật liệu và kết cấu bao che, các giải pháp thiết kế thích ứng để giảm thiểu tác động từ độ ẩm môi trường xung quanh.
Đồng thời việc lắp đặt các Hệ thống khử ẩm và Hệ thống tạo ẩm trong không gian trong nhà giúp loại bỏ hoặc bù đắp lại mức chênh độ ẩm quá cao vào một số thời điểm nhất định trong năm.
Bối Cảnh Xã Hội
Con người đang ở trong vòng lặp ngày càng gia tăng giữa tiện nghi của cuộc sống và ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường.
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta ngày càng tiêu thụ nhiều năng lượng và tài nguyên từ môi trường để đáp ứng nhu cầu tiện nghi. Tuy nhiên, quá trình này tạo ra ô nhiễm và gây hại trực tiếp lên môi trường, khiến chúng ta phải tiếp tục gia tăng tiêu thụ năng lượng để duy trì mức độ tiện nghi.
Đó là một chu kỳ lặp lại không ngừng, dẫn đến sự gia tăng về sử dụng năng lượng và tác động tiêu cực lên môi trường, với xu hướng ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian.